Tỉnh/ Thành phố: | ![]() | Quận/ huyện: | Thanh Xuân | |||
Địa chỉ: | 336 Nguyễn Trãi | |||||
Điện thoại: | 02438585237 | Fax: | 02438587326 | |||
Email: | Website: | |||||
Cơ quan chủ quản: | Trực thuộc: |
Giới thiệu và sứ mệnh |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo hơn 10.600 sinh viên các hệ, học viên cao học và nghiên cứu sinh, trong đó có 1.394 học viên cao học và 548 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên của Nhà trường hiện nay gồm hơn 500 người, trong đó có 14 giáo sư, 95 phó giáo sư, 134 tiến sĩ cùng 115 thạc sĩ. Quá trình phát triển Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là Đại học Văn khoa Hà Nội. Không lâu sau ngày Lễ Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Đại học Văn khoa đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngày 04/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2183/CP thành lập Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ và sinh viên Nhà trường. Từ năm 1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với tư cách là trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ở nơi đây. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều cán bộ và sinh viên đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của ĐHQGHN. Quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường gắn liền với tên tuổi của những giáo sư, nhà giáo nổi tiếng như: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Hoàng Xuân Nhị, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Trần Đình Hượu.... Phát huy truyền thống của Đại học Văn khoa và Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà trường tiếp tục phát triển và trưởng thành trên tất cả các lĩnh vực để giữ vững vị trí hàng đầu của cả nước về đào tạo đại học và sau đại học các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tiến tới ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Sứ mệnh Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. |
STT | Loại trường | Tên trường | Địa điểm | Diện tích đất | Diện tích xây dựng |
---|
1. | Cơ sở đào tạo chính | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn | 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội | 1,46ha | 29.248m2 |
STT | Khối ngành | Quy mô hiện tại | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
NCS | Học viên CH | Đại học | Cao đẳng sư phạm | TCSP | |||||
GD chính quy | GDTX | GD chính quy | GDTX | GD chính quy | GDTX |
1. | Khối ngành I | ||||||||
2. | Khối ngành II | 48 | |||||||
3. | Khối ngành III | 62 | 244 | 703 | |||||
4. | Khối ngành IV | ||||||||
5. | Khối ngành V | ||||||||
6. | Khối ngành VI | ||||||||
7. | Khối ngành VII | 486 | 1.102 | 6.373 |
STT | Năm tuyển sinh | Phương thức tuyển sinh | Ghi chú |
---|
1. | Năm tuyển sinh 2017 | Xét tuyển; | Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia |
2. | Năm tuyển sinh 2018 | Xét tuyển; | Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia |
Khối ngành/ Ngành |
Năm tuyển sinh -2 (2017) |
Năm tuyển sinh -1 (2018) |
||||
Chỉ tiêu |
Số TT |
Điểm TT |
Chỉ tiêu |
Số TT |
Điểm TT (*) |
|
Khối ngành III |
|
|
|
|
|
|
- Khoa học quản lí |
100 |
96 |
25.00 |
110 |
147 |
|
- Khoa học quản lí ** CTĐT CLC TT23 |
Chưa tuyển sinh |
|||||
- Quản trị văn phòng |
50 |
48 |
26.25 |
70 |
85 |
|
Khối ngành VII |
|
|
|
|
|
|
- Báo chí |
100 |
92 |
26.50 |
110 |
108 |
|
- Báo chí ** CTĐT CLC TT23 |
Chưa tuyển sinh |
|||||
- Chính trị học |
80 |
77 |
23.75 |
75 |
52 |
|
- Công tác xã hội |
60 |
55 |
25.50 |
80 |
78 |
|
- Đông Nam Á học |
Chưa tuyển sinh |
50 |
78 |
|
||
- Đông phương học |
130 |
141 |
28.50 |
130 |
168 |
|
- Hán Nôm |
30 |
26 |
23.75 |
30 |
30 |
|
- Lịch sử |
90 |
77 |
23.75 |
80 |
65 |
|
- Lưu trữ học |
50 |
77 |
22.75 |
55 |
59 |
|
- Ngôn ngữ học |
70 |
69 |
24.50 |
80 |
75 |
|
- Nhân học |
60 |
61 |
20.75 |
60 |
81 |
|
- Nhật Bản học |
Chưa tuyển sinh |
|||||
- Quan hệ công chúng |
50 |
52 |
26.50 |
60 |
81 |
|
- Quản lý thông tin (Thông tin học) |
30 |
36 |
23.00 |
50 |
56 |
|
- Quản lý thông tin ** CTĐT CLC TT23 |
Chưa tuyển sinh |
|||||
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
80 |
77 |
27.75 |
90 |
115 |
|
- Quản trị khách sạn |
70 |
69 |
27.00 |
80 |
107 |
|
- Quốc tế học |
90 |
94 |
26.00 |
90 |
121 |
|
- Tâm lí học |
100 |
82 |
26.25 |
100 |
113 |
|
- Thông tin - Thư viện (Khoa học thư viện) |
30 |
32 |
20.75 |
50 |
48 |
|
- Tôn giáo học |
50 |
48 |
20.25 |
50 |
53 |
|
- Triết học |
70 |
87 |
21.25 |
70 |
57 |
|
- Văn học |
90 |
109 |
23.75 |
90 |
105 |
|
- Việt Nam học |
60 |
60 |
25.25 |
70 |
87 |
|
- Xã hội học |
70 |
93 |
24.25 |
70 |
74 |
|
Tổng |
1.610 |
1.658 |
X |
1.800 |
2.043 |
X |
(*) Tham khảo điểm chuẩn từng ngành tại website:
Ghi chú: |
- Năm 2017, điểm chuẩn được xác định chung cho các tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành học. - Năm 2018, điểm chuẩn được xác định riêng cho từng tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành học. |
Trường đào tạo theo hình thức tín chỉ với mức học phí năm 2016 - 2017 đối với bậc đại học hệ Chính quy là 148.000/tín chỉ.
Các khoản lệ phí khác:
- Tiền làm thẻ sinh viên (SV), tài liệu cho SV: 90.000 đ
- Tiền mua hồ sơ và khám sức khoẻ: 180.000 đ
- Tiền ở KTX, nhập HKTT (đối với SV được xét vào ở KTX): Theo quy định của ĐHQGHN
- Bảo hiểm Y tế: 457.380đ (Áp dụng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017)
- Bảo hiểm thân thể (tự nguyện): 198.000 đ/ 4 năm.
a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho từng tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển do Trường ĐHKHXH&NV quy định. b) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. c) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. d) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. e) Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng quy định của ĐHQGHN và của Trường ĐHKHXH&NV. | |||
Tuyển sinh trong cả nước. | |||
- Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 theo tổ hợp các môn/bài thi đã công bố của Trường. Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển. - Thí sinh được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. - Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). - Đối với tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ, Trường chỉ sử dụng kết quả điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia; - Đợt bổ sung (nếu có): Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng sẽ được công bố trên website của Nhà trường. | |||
- Xét tuyển học sinh thi THPT quốc gia năm 2019: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN. Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT quốc gia đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. - Các chương trình đào tạo chất lượng cao thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo, đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT: Thí sinh phải đảm bảo điều kiện môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2019 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN. - Các đối tượng khác: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 của Đại học Quốc gia Hà Nội. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến phân bổ chỉ tiêu xét tuyển cho từng tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển và các đối tượng xét tuyển khác trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 như sau:
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.7.1 Thời gian ĐKXT Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.7.2 Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.8.1 Xét tuyển thẳng đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 2 điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT: a) Đối tượng: - Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học. - Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp trung học. - Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học. b) Chỉ tiêu: Không quá 5% chỉ tiêu chung của mỗi ngành học. 2.8.2 Xét tuyển thẳng đối tượng quy định tại điểm i khoản 2 điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT: a) Đối tượng: - Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; - Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. b) Chỉ tiêu:
2.8.3 Xét tuyển thẳng đối tượng quy định tại điểm g khoản 2 điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT: a) Đối tượng: Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, đã tốt nghiệp THPT (Nhà trường không có chương trình đào tạo dành riêng cho thí sinh là người khiếm thị, khiếm thính). b) Chỉ tiêu: Không vượt quá 2% chỉ tiêu chung của mỗi ngành học. 2.8.4 Xét tuyển thẳng học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên: a) Đối tượng: Học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và 34 trường THPT chuyên phía Bắc được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phân bổ chỉ tiêu xét tuyển thẳng trên cơ sở phê duyệt của Đại học Quốc gia Hà Nội. b) Chỉ tiêu: 200 chỉ tiêu, không vượt quá 15% chỉ tiêu chung của mỗi ngành học. 2.8.5 Xét tuyển thẳng thí sinh có Chứng chỉ quốc tế Cambridge International Examinations - A-Level, Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương, Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ): a) Đối tượng: Thí sinh sử dụng có Chứng chỉ quốc tế Cambridge International Examinations A-Level, Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương, Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. b) Chỉ tiêu: Không vượt quá 5% chỉ tiêu chung của mỗi ngành học. 2.8.6 Ưu tiên xét tuyển đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT: a) Đối tượng: Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, có kết quả tổ hợp bài thi/môn thi THPT sử dụng để đăng ký xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐH KHXH&NV quy định. b) Chỉ tiêu: Không vượt quá 5% chỉ tiêu chung của mỗi ngành học. Thí sinh xem hướng dẫn chi tiết về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tại mục tuyển sinh trên website: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Học phí dự kiến năm học 2019 - 2020: + Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn): 890.000đ/tháng + Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội: 1.060.000đ/tháng + Các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 3.500.000đ/tháng - Định mức và lộ trình thu học phí các chương trình đào tạo đại học chính quy căn cứ theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Ngành Đông phương học: Từ năm 2019, ngành Đông phương học chỉ gồm có 4 chuyên ngành: Ấn Độ học, Korea học, Thái Lan học và Trung Quốc học. Sau học kỳ đầu tiên, khoa Đông phương học sẽ thực hiện chia chuyên ngành cho sinh viên năm nhất dựa trên nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ đầu tiên. - Chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của ĐHQGHN: Sau khi trúng tuyển và nhập học thí sinh có cơ hội được tuyển thẳng và xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao thuộc các ngành Khoa học quản lý, Lịch sử, Ngôn ngữ học, Tâm lý học, Triết học và Văn học nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Trường. Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân chính quy chất lượng cao. - Đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép): Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy của Trường ĐH KHXH&NV có cơ hội học thêm một ngành thứ hai là một trong các ngành sau: - Ngành Báo chí, ngành Đông phương học (chuyên ngành Korea học), ngành Khoa học quản lý, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị văn phòng (dự kiến), ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học của Trường ĐH KHXH&NV. - Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ. - Ngành Luật học của Khoa Luật – ĐHQGHN. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy. - Quy định về ngoại ngữ: - Sinh viên các ngành dưới đây bắt buộc phải tích lũy tín chỉ các học phần Tiếng Anh (thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo) để đáp ứng điều kiện được tiếp tục học Tiếng Anh chuyên ngành: Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản lý thông tin, Việt Nam học. - Sinh viên ngành Hán Nôm bắt buộc phải học ngoại ngữ (thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo) là tiếng Trung. |
Hotline tư vấn: 091-105-1331